Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những điều cần biết về Parked domain bắt đầu từ khái niệm cho đến cách tạo Parked domain trên Hostinger. Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.
Để hiểu được Parked domain trước tiên bạn phải làm quen với thuật ngữ Domain hay còn gọi là tên miền. Tên miền là định danh của website, nó được xem như là một địa chỉ dẫn người đọc đến website của bạn, chúng ta sẽ gọi nó là tên miền chính. Và Parked domain là một tên miền khác hoạt động đồng thời với tên miền chính. Bạn có thể hình dung Parked domain như một bản sao của domain chính bởi chúng sử dụng tài nguyên và dữ liệu trong cùng một website.
Nói một cách khác, Parked domain sẽ giúp bạn tạo ra được số lượng nhiều các website (không giới hạn) cùng chung dữ liệu, tài nguyên, cách vận hành chỉ khác mỗi tên miền.
Để dễ hình dung hơn chúng ta sẽ lấy ví dụ như sau: bạn có một tên miền là domain.com, bạn sử dụng Parked domain cho một tên miền khác là domain2.com. Khi khách hàng truy cập dù là vào domain.com hay domain2.com đi nữa thì cũng sẽ chạy đến một trang web duy nhất.
Xem thêm: Top 10 website đăng ký tên miền miễn phí uy tín nhất 2020
Xem thêm: Tên miền (Domain) là gì?
Câu hỏi đặt ra là nếu tất cả các tên miền đều quy về một mối thì sử dụng Parked domain để làm gì, có ích lợi gì cho website của doanh nghiệp hay không? Thực ra Parked domain có rất nhiều ưu điểm mà nhờ đó rất nhiều người dùng đang sử dụng, cụ thể phải kể đến là:
Tăng khả năng nhận diện thương hiệu vì người dùng có thể sử dụng nhiều tên miền trên cùng một website
Là một hình thức quảng cáo hình ảnh cho doanh nghiệp đến người dùng hiệu quả
Kéo lượt traffic về cho website, điều này rất cần thiết cho các doanh nghiệp, tổ chức, dịch vụ bán hàng
Người dùng dễ dàng ghi nhớ được trang web của doanh nghiệp nhờ vào việc có thêm nhiều sự lựa chọn giữa các tên miền
Khi tên miền chính hết hạn hoặc không thể truy cập được, Parked domain vẫn có thể hoạt động bình thường và không bị ảnh hưởng nhiều
Người dùng thường có sự nhầm lẫn giữa 3 khái niệm Parked domain, Subdomain và Addon domain. Bạn có thể phân biệt 3 khái niệm này theo những đặc điểm sau.
Parked domain
Parked domain vẫn có thể được sử dụng ngay cả khi tên miền chính vì lý do nào đó mà không thể sử dụng được. Đây là một ưu điểm lớn của Parked domain nhưng bên cạnh đó chúng lại có một nhược điểm to bự không kém là sẽ trỏ về cùng thư mục public_html với tên miền chính. Do đó nếu tên miền chính vẫn đang hoạt động bình thường thì bạn sẽ không sử dụng được chức năng này.
Addon domain
Addon domain là việc thêm tên miền vào bất kỳ vị trí nào khác thư mục public_html. Chúng thường được nhận biết khi chỉ dùng đuôi mở rộng ;à “.com” và “.net”.
Sub domain
Sub domain chỉ có thể sử dụng được khi trước đó bạn đã dùng Parked domain và Addon domain. Chúng được sử dụng để tạo ra các địa chỉ ở cấp độ 2 thay vì dùng tên miền ở cấp độ 1. Một đặc điểm khác của Subdomain là có thể trỏ về bất cứ thư mục nào ngoại trừ thư mục public_html (điều này rất giống với Addon domain).
Xem thêm: Hosting là gì?
Xem thêm: Top 10 nhà cung cấp hosting miễn phí tốt nhất hiện nay
Tạo Parked domain không hề khó khăn, bạn có thể theo dõi các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Dùng tài khoản Hosting truy cập vào Control Panel
Bước 2: Click vào mục Parked domain
Bước 3: Điền tên miền bạn cần thêm rồi nhấn nút “Tạo” bên dưới
Chúng ta có thể cấu hình Parked domain trên Hostinger chỉ với 2 bước vô cùng đơn giản:
Bước 1: Truy cập vào Control Panel của hosting cần thêm => tìm Parked domain trên bảng menu. Để kiện để tìm được là tên miền chính đã được đăng ký.
Bước 2: Nhập tên miền cần thêm => Create. Lúc này bạn đã tiến hành tạo Parked domain trên Hostinger. Chỉ cần chờ đợi đến khi hoàn thành.
Cấu hình Parked domain trong cPanel theo cách chính thống sẽ dễ sử dụng và trong quá trình sử dụng cũng ít gặp rủi ro hơn nhiều cách khác. Dù phức tạp hơn trên Hostinger một chút nhưng nhìn chung cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần làm theo 3 bước sau đây:
Bước 1: Dùng tài khoản ở trung tâm khách hàng đăng nhập vào cPanel => Control Panel => Gói hosting
Bước 2: Nhấn vào Quản lý tên miền => Tên miền phụ
Bước 3: Tiến hành tạo Parked Domain => Create
Một điều cần lưu ý khi cấu hình Parked domain trên Directadmin là thuật ngữ Parked domain sẽ được đổi thành Domain Pointers. Với cách này cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo 2 bước đã kể ra dưới đây:
Bước 1: Đăng nhập vào hosting => Khi thấy menu Advanced Features chọn Domain Pointers. Lưu ý Domain Pointers cần chọn là domain chính (để phân biệt trong trường hợp trên host hiển thị nhiều domain).
Bước 2: Tại ô Source Domain bạn chỉ cần điền tên miền đã đăng ký vào là hoàn thành.
Parked domain rất có ích đối với các website, đặc biệt là chúng có khả năng tăng nhận diện web và kéo lượt traffic về cho các doanh nghiệp. Tìm hiểu kỹ càng về khái niệm này cũng là điều quan trọng nếu bạn muốn “dấn thân” vào mảng làm website hiệu quả. Với những thông tin mà chúng tôi đưa ra trên đây hi vọng là bạn đã có cho mình cái nhìn tổng quan dễ hiểu nhất về Parked domain và những vấn đề liên quan đến thuật ngữ này.
Thiết kế website ECOM với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn đáp ứng được mọi yêu cầu từ khách hàng. Tại đây chúng tôi có cung cấp các dịch vụ thiết kế web trọn gói, thiết kế web chuẩn SEO giá rẻ, tồi ưu trải nhiệm người dùng và tích hợp đầy đủ những tính năng giúp cho doanh nghiệp quản lý một cách dễ dàng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn